NGÀY XƯA ĐI HỌC XUẤT SẮC BAO NHIÊU THÌ SAU NÀY LẠI THẤY THẤT VỌNG BẢN THÂN MÌNH BẤY NHIÊU.
Mình đã ra trường được đúng 10 năm. Đã có nhiều thời gian mình rất thắc mắc vấn đề này, là tại sao nhiều bạn hồi sinh viên rất xuất sắc. Họ tốt nghiệp thủ khoa, tổng kết 4.0 hay 3.9, tham gia đạt giải tại một loạt cuộc thi kể không hết. NHƯNG ra trường họ không mấy thành công. Rất nhiều bạn đã phải than rằng ngày xưa học nhiều làm gì để bây giờ vẫn làm nhân viên cho đứa khác học kém hơn.
Tất nhiên là ở đây không thể nào đánh đồng là tất cả những ai xuất sắc ở trường ĐH thì sau ra trường đời đều không thành công được. Có nhiều người vừa học hành xuất sắc và ra trường đời họ cũng cực kỳ thành công. Tuy nhiên rất nhiều người giỏi ở trường học nhưng cơ cực ở trường đời là điều không thể phủ nhận.
Nếu bạn chỉ ra trường 1-2-3 năm có lẽ sẽ không thấy rõ điều này. Vì thường những bạn có thành tích xuất sắc khi học ĐH hay được các DN săn đón, TUY NHIÊN sau tầm 5-7-10 năm thì mới thấy rõ vấn đề này, rằng mấy bạn đó bây giờ lại tụt lại sau những bạn khác.
VẬY LÝ DO LÀ TẠI SAO?
Theo chiêm nghiệm của mình sau 10 năm ra trường thì mình nghĩ có một số lý do sau:
1. Học giỏi không có nghĩa làm việc giỏi.
Nghe có vẻ vô lý. Học giỏi thì tất nhiên là tư duy tốt rồi, mà tư duy tốt thì phải làm việc tốt chứ?? nhưng KHÔNG.
Mình ví dụ nha. Trên lớp học bộ môn kế toán. tính xem DN năm nay phải nộp bao nhiêu tiền thuế. Đáp án của bài tập đó là 100, như vậy bạn phải tính ra 100 mới là đúng. bạn có tính ra 99 thì vẫn là sai. TUY NHIÊN, khi đi làm chủ DN không bao giờ muốn bạn tính ra 100, mà bạn phải tính sao cho số thuế phải nộp là thấp nhất (vì DN nào cũng muốn trốn thuế). Kể cả bạn có vẽ thuế phải nộp bằng 0 nhưng tìm cách giải thích hợp lý thì ngoài thực tế nó vẫn là đúng và ông chủ rất thích như vậy. Bạn cứ nghĩ máy móc như hồi đi học là phải làm nó ra thành 100 mới được là chết - không chủ DN nào muốn vậy cả.
Cũng như bạn tham gia các cuộc thi hồi SV cũng thế thôi. Đáp án các cuộc thi đa phần có sẵn ( tất nhiên có những ngoại lệ), và bạn làm sao cho đúng đáp án của ban giám khảo đưa ra là đạt giải.
Như vậy, ĐI HỌC VÀ CÁC CUỘC THI TRÊN TRƯỜNG ĐA PHẦN LÀ ĐÁP ÁN CÓ SẴN, NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI HỌC VÀ NGƯỜI THI LÀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÚNG ĐÁP ÁN ĐÓ
Tuy nhiên, ĐI LÀM NGOÀI XÃ HỘI THÌ CÁC CÔNG VIỆC THƯỜNG KHÔNG CÓ ĐÁP ÁN SẴN, NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI LÀM LÀ SÁNG TẠO RA ĐƯỢC ĐÁP ÁN VÀ GIẢI THÍCH NÓ SAO CHO HỢP LÝ
=> Chính vì hai tư duy đó nó hơi khác nhau nên dẫn đến nhiều bạn học giỏi, thành tích cuộc thi đầy mình nhưng làm việc ngoài DN thì không giỏi.
2. Sinh viên xuất sắc hay bị ảo tưởng sức mạnh.
Khi còn trẻ, nếu bạn thành công thì có rất nhiều người tung hô. Mà ở độ tuổi này khi suy nghĩ chưa chín chắn thì bạn dễ bị ảo tưởng. Bạn cứ nghĩ mình quá giỏi.
- Đi ngoại giao hoặc lên MXH, nếu những bạn bình thường biết mình kém thì họ sẽ mạnh dạn đi kết bạn với người khác để học hỏi, còn mấy bạn giỏi rồi lại nghĩ là người ta phải kết bạn với mình, người ta phải đi add friend với mình chứ hơi đâu mà mình đi add người ta làm gì. Người ta phải học mình chứ mình cần gì từ người ta.....
- Trong khi những bạn khác có thể tìm được các mentor hoặc tìm ai đó để học hỏi kinh nghiệm thì thường những bạn học giỏi không chủ động vì họ nghĩ họ giỏi rồi. Thỉnh thoảng cũng có ai chỉ gì đó cho họ thì họ lại nói câu "em biết rồi". Và thế là sau cũng chả ai muốn bảo họ nữa. Tất nhiên có thể bạn giỏi thật, nhưng so với nhiều tiền bối đi trước dày dặn kinh nghiệm thì có thể bạn chả là gì với họ cả. Nhưng thành công quá sớm đã làm bạn không nhận ra được điều đó.
3. Hiểu sai về vấn đề "tự lực".
Một vấn đề mình hay gặp ở các bạn học giỏi đó là các bạn ý nghĩ phải tự lực nào hết. Nhờ vả người khác là không tự lực.
Ví dụ có hai bạn A và B cạnh tranh nhau trong sự nghiệp. A ngày xưa học hành rất pro, có nhiều thành thích từ các cuộc thi. Trong khi B ngày xưa học hành bình thường chả có gì nổi bật.
A tự lực trong sự nghiệp, không nhờ ai giúp đỡ.
Còn B ý thức được mình kém nên luôn cố gắng học hỏi và ngoại giao. B tìm được anh B1 có nhiều kinh nghiệm chỉ dạy cho mình, tìm được chị B2 là cấp trên và lấy lòng rồi nhờ chị ấy giúp đỡ trong công việc, tìm được đối tác B3 và nhờ B3 giới thiệu giúp các khách hàng khác,....
Như vậy bây giờ không phải chỉ có A cạnh tranh với B. Mà một mình A phải đấu lại với B + B1 + B2 + B3...
Người ta vẫn nói hai đánh một không chột cũng què - mà đây bao nhiêu đánh 1 thì liệu A có thắng nổi không....
Đa số các bạn học giỏi không quan tâm và không hiểu được tầm quan trọng của các mối quan hệ trong sự nghiệp. Họ vẫn nghĩ là như ngày xưa một mình mình tự học mình vẫn thành công đấy thôi, nên họ không xây dựng các mối quan hệ, cũng chả cần lấy lòng ai, cũng không muốn nhờ ai. Họ không hiểu là trường đời nó rất khác.
Bạn phải hiểu là : TỰ LỰC = SỬ DỤNG HẾT KHẢ NĂNG CỦA MÌNH (1)+ SỰ GIÚP ĐỠ CỦA NHỮNG NGUỒN LỰC MÌNH CÓ THỂ HUY ĐỘNG ĐƯỢC (2)
Đa phần các bạn như A chỉ làm được cái (1) nên hay bị thua thiệt trong sự nghiệp.
4. Không dám bước ra khỏi vùng an toàn.
Thường những bạn học giỏi quá hoặc hay đạt được nhiều thành tích trong cuộc thi hồi SV thì họ khi nhìn thấy cơ hội nếu không chắc chắn không mấy khi họ dám làm
- Một là vì họ nghĩ mình thành công rồi mà, mạo hiểm làm gì nữa.
- Hai là họ sợ thất bại, từ trước đến giờ mình toàn thành công thôi, ai cũng tung hô, giờ mà thất bại thì mọi người sẽ nhìn mình thế nào.... ngại chết. Trong khi nhiều bạn học dốt thì nghĩ là mình thất bại sắn rồi, cứ thử thêm nếu thất bại thêm cũng chả sao. Chả có gì phải ngại.
- Ba là họ quen với những gì có sẵn. Những thành thích của họ có được là do họ chăm chỉ nghiên cứu tài liệu. Tức là gần như đi học, đi thi là họ nắm rất chắc phải làm gì. Tuy nhiên trong cuộc sống đôi khi chả có sách vở nào viết dạy cho bạn phải làm gì cả, có nhiều lúc bạn phải liều tự đi mà tự lần mò mà làm thôi..... đây là cái mà nhiều bạn học giỏi KHÔNG DÁM. Họ chỉ dám làm những cái kiểu chắc chắn.
Không dám bước ra khỏi vùng an toàn nên đôi khi sự nghiệp của họ khó có bước ngoặt....
Tất nhiên như mình nói rồi, không phải ai học giỏi cũng thế, nhưng rõ ràng theo quan điểm cá nhân của mình sau chục năm ra trường quan sát cả ngàn trường hợp thì mình đúc kết lại được như vậy.
Học giỏi và đạt được các thành tích tốt hồi SV là điều rất tuyệt vời. Tuy nhiên bạn cần cố gắng tránh những lỗi về mặt tư duy như ở trên để có sự nghiệp tốt hơn.
Trên đây là ý kiến của mình, hy vọng nó giúp được nhiều bạn.
Nguồn: Xavier Tam